0985.629.002

Cảm Biến Áp Suất Hơi

Cảm biến áp suất hơi hay còn gọi với những tên khác như cảm biến áp suất lò hơi, nồi hơi. Thông thường thang đo áp suất hay sử dụng cho ứng dụng này là 0-10 bar, 0-16 bar hoặc 0-25 bar với tín hiệu ngõ ra cảm biến 4-20ma hoặc 0-10v. Cảm biến dùng cho ứng dụng này thì có gì khác so với dùng cho nước, khí hoặc chất khác? Cách chọn và lắp đặt như thế nào để cảm biến hoạt động tốt và bền hơn? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ trả lời trong bài viết này!!!

Cảm biến áp suất hơi daho
Cảm biến áp suất hơi daho

Tính năng kỹ thuật cảm biến áp suất hơi

Mã hàng thông dụng PA-21Y, EDS.305

Thang đo thường sử dụng 10 bar, 16 bar, 25 bar

Tín hiệu ngõ ra 4-20ma 2 dây hoặc 0-10v 3 dây

Áp suất chịu đựng tối đa lên đến gấp đôi áp suất hoạt động

Độ sai số trong ngưỡng nhiệt độ cho phép là max. ±0,5 %FS

Nhiệt độ chịu đựng tối đa -40…100 °C

Kết nối điện thông dụng theo chuẩn DN 43650 form C (mPm)

Kết nối phần cơ khí với loại hàng có sẵn là G1/4” male

Thời gian đáp ứng nhỏ (0…99 %) < 5 ms

Chất liệu thân cảm biến và màng cảm biến toàn bộ được làm bằng inox AISI 316L (1.4404/1.4435)

Cấp độ bảo vệ chuẩn IP 65 với kết nối điện mPm

Nguồn cấp đối với tín hiệu 4-20ma là 8-32VDC và tín hiệu 0-10v là 13-32VDC

Cảm biến áp suất này dùng cho nước, khí hoặc chất khác có được không?

Câu trả lời hoàn toàn là được nhé các bạn. Với điều kiện lưu chất đó không bị sệt hoặc chứa cặn nhiều sẽ làm bích lỗ cảm biến sẽ không đo được nữa. Nếu lưu chất có độ sệt cao hoặc nhiều cặn bã chúng ta sẽ chuyển sang dùng cảm biến áp suất loại màng nhé!

Đặc biệt dùng cho nước người ta vẫn dùng thang đo này hoặc có thể dùng thang đo thấp hơn đó là 0-6 bar.

Chọn cảm biến áp suất hơi phù hợp

Để chọn được thang đo sát với giá trị mình sử dụng nhất nhất thì các bạn nên chọn giá trị theo cột bơm của lò hơi. Hoặc kỹ hơn các bạn lắp đặt tại vị trí cảm biến kèm theo một đồng hồ loại cơ để xác định được áp suất thực tế. Từ đó chọn cảm biến theo giá trị đọc được trên đồng hồ.

Một điểm lưu ý nữa để chọn cảm biến áp suất phù hợp với thiết bị nhận tín hiệu. Các bạn nên kiểm tra kỹ thông số xem nó nhận được tín hiệu analog dạng gì nhé! Nếu thiết bị nhận được cả tín hiệu 4-20ma và 0-10v thì quá tốt. Chúng ta có thể chọn loại nào cũng được, tuy nhiên ưu tiên chọn loại tín hiệu 4-20ma vì nó ít bị nhiễu và truyền dẫn đi xa hơn mà không suy giảm.

Cách lắp đặt cảm biến áp suất cho lò hơi

Về phần lắp đặt thì do tính chất lò hơi có nhiệt độ khá cao từ 180oC đến 240oC, nhưng như trong thông số kỹ thuật ở trên thì cảm biến chỉ chịu tối đa 100oC. Vậy làm thế nào để lắp cảm biến mà không bị hỏng? Để giải quyết vấn đề này chúng ta chỉ cần lắp thêm ống siphon giải nhiệt rồi mới lắp cảm biến vào.

ống siphon cảm biến áp suất hơi
ống siphon cảm biến áp suất hơi

Tác dụng ống siphon này là giúp giảm nhiệt khi hơi qua đoạn xoắn tròn nhưng không làm suy giảm áp suất. Và thông thường nhiệt độ ở đầu ra siphon chỉ còn vài chục độ (nhiệt độ mà tay chúng ta có thể cầm vào được thì cảm biến sẽ hoạt động tốt).

Trên đây là một số chia sẽ về cảm biến áp lực hơi hy vọng có thể giúp ít cho các bạn đọc được bài viết này. Cần thêm thông tin hoặc mua hàng hãy liên hệ ngay chúng tôi.